Lý giải Hiệu_ứng_Meissner

Khi thả một nam châm lên một vật liệu siêu dẫn, do sự di chuyển của nam châm, từ thông qua bề mặt vật liệu biến thiên. Khi đó, trong vật xuất hiện dòng điện Foucault. Theo định luật Lenz, dòng này có xu hướng chống lại nguyên nhân tạo ra nó (trong trường hợp này là sự chuyển động). Thông thường dòng này sẽ yếu đi nhanh chóng do điện trở, nhưng vì vật liệu siêu dẫn không có điện trở, dòng này không bị suy giảm. Do dòng điện vẫn duy trì cường độ, lực kháng sự di chuyển của nam châm không suy giảm mà vẫn giữ nguyên, khiến nam châm lơ lửng. Khi đó, từ trường trong lòng của chất siêu dẫn gần như bằng không và bị "đẩy" ra ngoài, vì từ trường bên trong nó sinh ra do dòng Foucault triệt tiêu với từ trường ngoài tác dụng vào nó.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi vật siêu dẫn được thả trên một nam châm. Dòng Foucault xuất hiện trong vật siêu dẫn kháng lại mọi sự chuyển động, khiến nó bị "khóa cứng" phía trên nam châm.

Hiệu ứng Meissner:
Đường từ thông đi thẳng khi T>Tc: nhiệt độ trên nhiệt độ chuyển tiếp.
Đường từ thông đi vòng khi T<Tc: nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chuyển tiếp.